Thursday 24 November 2011

Nhà Yến Mô Hình Chuẩn Malaysia


Blog này
Được Liên kết Từ đây
Web
Blog này
Được Liên kết Từ đây

Web

Thứ tư, ngày 28 tháng bảy năm 2010

Yến Sào Là Gì



Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.Ở Việt Nam được xếp vào hàng Bát Trân. Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Có lẽ món yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung. Giáo sư sinh dược học Kong Yun Cheng tại trường Đại học Hồng Kông đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của tổ yến và cho biết trong thành phần hóa học của tổ yến có một số chất glyco-protein hòa tan trong nước có khả năng tăng cường quá trình phân chia tế bào trong hệ miễn dịch

Sự bổ dưỡng của yến sào

Yến sào - tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.

CHIM YẾN LÀM TỔ


Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Tổ chim yến có hàm lượng canxi (Ca), sắt (Fe), kali (K) và magiê (Mg) cao. Tổ yến cũng chứa chất dầu argan.

Khai Thác Yến Sào ở Việt Nam


Giàn giáo để khai thác tổ yến

Ở Việt Nam, các địa phương có yến sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa... Các tổ chim yến thường được làm ở các đảo trên các vách đá và việc khai thác yến sào thường rất nguy hiểm do những giàn giáo cao bằng tre, công cụ thô sơ, vách đá hiểm trở. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành phố để thu hoạch yến sào mà đặc biệt là tại thành phố Nha Trang, Đà Nẵng. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ. Nha Trang cũng là nơi du khách có thể thưởng thức món yến sào thường xuyên tại các nhà hàng sang trọng

Cách Phân Biệt Tổ Yến Giả Và Thật

Theo kết quả phân tích của viện Hải dương học Nha Trang, yến sào giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của chất carbonate natri (Na2CO3). Để qua đêm có mùi khó chịu. Yến sào giả thường được làm từ agar tinh bột (rau câu), lòng trắng trứng, Na2CO3 và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc. Độ pH trong yến sào giả chỉ bằng 5, trong khi yến sào thật lên đến 7.

Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử tinh bột nhỏ lên, nếu yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu. Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước. Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão, còn tổ yến thật thì không, từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt, nếu giả sẽ chuyển sang màu xanh. Yến sào thật cầm lên thấy dẻo, bẻ không gãy. Đáy tai yến thường có màu đen sậm. Tổ yến thật có mùi tanh, mùi ẩm mốc. Tổ yến giả có mùi hăng hắc hoặc mùi khác yến thật. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh), yến giả sẽ đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước. Còn tổ yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn còn nguyên màu sắc.


Những Lưu Ý Khi Dùng Yến Sào

LƯU Ý CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN

Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được

LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TỔ YẾN

Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.

Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO

Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.

Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

LƯU Ý ĐỐI TƯỢNG DÙNG YẾN SÀO

Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào

0 nhận xét:

Đăng một Nhận xét

Bên Trong Nhà Yến Vừa Đi Vào Hoạt Động - Inside Bird House

Chim Yến Làm Gì Bên Trong ? Eka Viet xin gửi đến các bạn hình ảnh được ghi lại bên trong một dự án nhà yến vừa đi vào hoạt động khoảng hơn 1.... tuần.
Qua đó các bạn phần nào giải đáp được thắc mắc yến sẽ làm gì khi vào nhà bạn.



video
Chúc các bạn một ngày đầu tuần với mọi điều tốt đẹp.

Thứ sáu, ngày 18 tháng ba năm 2011

Địch Hại Của Chim Yến? Mức độ ảnh hưởng tới sự thành công của nhà yến

Có rất nhiều bạn đã gửi email và liên hệ tới Ekaviet để hỏi xem liệu địch hại của chim yến là gì? Và chúng có ảnh hưởng gì tới sự phát triển bầy đàn, cũng như sự thành công của nhà yến. Chúng tôi xin có một vài chia sẽ nhỏ về vấn đề này.

Ngoài chim yến bạn cũng sẽ thấy một trong vài loài dưới đây xuất hiện nơi nhà yến của bạn.
Dơi
Một số nơi nhà yến thu hút nhiều dơi hơn Yến và một khi dơi đã ngự trị thì yến khó lòng tăng trưởng. Khi có dơi xâm nhập nhà yến của bạn hãy đừng đuổi chúng đi, vì chúng sẽ quay lại ngay sau đó, cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập.


Chuột
Chắn hẳn bạn đã biết lũ chuột phá tới mức nào


Kiến
Những côn trùng tuy nhỏ bé nhưng đủ sức phá sự thành công của nhà yến bạn.

Dán
Đừng bao giờ bỏ giấy, hoặc báo trong nhà yến của bạn, rất nhiều người đã dùng giấy và báo để che chắn bên trong nhà yến của mình, tuy nhiên đó là cách làm không thông minh vì dán luôn sẵng sàng để tấn công nhà yến bạn.

Rắn
Một số loài rắn rất giỏi trong việc leo tường.

Rết
Rết là loại ăn côn trùng tuy nhiên chúng có thể phá giấc mơ thành công nhà yến của bạn.

Tắc Kè
chúng có thể ăn chuột vậy chim non thì sao.

Nhện
Một số loài nhện có tiết ra chất độc và chúng sẽ phá hoại đàn yến của bạn, hãy đừng dùng tay bắt chúng, hãy thật cẩn thận thậm chí đeo bao tay

Chim Cú, Chim Heo
Là loài chim ăn thịt sống, một khi chúng ngự trị, nhà yến của bạn tất yếu sẽ vắng bóng chim. Bạn đừng nghĩ tại thành phố không có sự hiện diện của loài chim này, vì chúng tôi vừa bắt được một ổ Chim Heo gồm 3 chim con bên trong nhà yến tại quận 7, TP. HCM

Mối Mọt
Chúng rất thích các thanh làm tổ, hãy tưởng tưởng xem nhà yến của bạn ra sao sau 2 hoặc 3 năm.






Bọ Chét
Đôi khi bạn vào nhà yến đi vài vòng là có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, một số chỗ bị chảy máu hoặc có những vết đỏ trên da, thủ phạm chính là những chú bọ chét, chúng rất nhỏ tuy nhiên ta có thể nhìn thấy chúng dễ dàng trên tường hoặc trên mặt sàn, hãy tìm cách xử lý chúng trước khi quá muộn

Trộm Cuối cùng là địch hại nguy hiểm nhất của Yến là Con Người, sức tàn phá của Con Người thì chắc hẳn ai cũng hiểu.


Thứ năm, ngày 17 tháng ba năm 2011

Tuyết rơi tại Sapa

Lần đầu tiên tuyết rơi tại Sapa vào tháng 3, Ekaviet xin được trích đăng một số clip Tuyết rơi tại Sapa, đây là hiện tượng bất thường nhưng vẫn nhận được sự thích thú rất nhiều từ du khách và dân trong vùng.




Enjoy!!!!

Chủ nhật, ngày 06 tháng ba năm 2011

Tỷ lệ thành công của nhà nuôi yến tại Việt Nam.

Câu hỏi của Bạn T.H (TP. HCM) và của rất nhiều bạn quan tâm đã gửi mail về địa chỉ ekaviet@gmail.com: " Tôi có đọc 1 bài trên báo Tuổi Trẻ nhan đề :"TP.HCM: nuôi chim yến vượt quá tầm kiểm soát" với nội dung:

TT - Dù mới được phê duyệt xây 10 căn nhà nuôi chim yến nhưng trên địa bàn huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã có tới gần 100 căn nhà nuôi chim yến, và tiếp tục tăng lên ở nhiều nơi trên địa bàn - ông Phạm Trọng Đức, phó Phòng kinh tế huyện Cần Giờ, cho biết tại hội thảo sơ kết mô hình nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn Cần Giờ ngày 3-3

Việc nuôi chim yến phát triển quá nhanh tại Cần Giờ là do mức lợi nhuận rất cao, hiện giá yến sào (tổ yến) ở mức 35-36 triệu đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Cần Giờ kiến nghị mở rộng phát triển khu vực nuôi chim yến trên địa bàn lên 1.127ha. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được đồng tình của các nhà chuyên môn thuộc chi cục kiểm lâm, thú y và chi cục phát triển nông thôn do chưa có đánh giá về tác động rủi ro, ảnh hưởng đến khu dân cư và chưa có quy hoạch cụ thể.

Nghề nuôi chim yến có đầu tư cao (1,9-3 tỉ đồng/nhà) nhưng tỉ lệ thành công rất thấp, khoảng 10%. Do đó, theo lãnh đạo TP.HCM, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học trước khi cho phép mở rộng vùng nuôi chim yến tại TP.HCM."

Như vậy thông tin trên là như thế nào, va hiện giờ muốn nuôi yến thì phải như thế nào, làm gì để thành công trong lĩnh vực được xem là mới mẻ này?

Có nên chăng phát triển nuôi yến sào thành một ngành công nghiệp?

Ekaviet xin trả lời câu hỏi của bạn như sau (theo ý kiến chủ quan của chúng tôi):

_ Sự thật là đúng như bài báo đã viết hiện Cần Giờ có tới gần 100 căn nhà yến đã và đang được xây mới và còn tiếp tục được mở rộng, hiện chỉ có 10% nhà yến thành công. Tuy nhiên nếu nhìn một cách công tâm và khách quan thì không hẳn 90% nhà yến còn lại thất bại: Chúng ta đồng ý quan điểm nếu 100 căn nhà yến hình thành cùng lúc thì không hẳn nhà nào cũng có yến, nhưng 10% căn nhà yến thành công đó có đủ sức chứa với lượng yến tăng trưởng sau 1 vài năm nữa, và chúng sẽ ở đâu. Tại sao những nước như Indonesia, Thailand, Maylaysia họ đã phát triển nghề yến vài chục năm trước mà giờ đây họ vẫn đang tiếp tục xây dựng những căn nhà yến mới, yến sào đã trở thành một trong những ngành công nghiệp của họ, thậm chí còn có một số nhà đầu tư từ malaysia, indonesia, thailand... đã và đang đầu tư xây dựng nhà yến tại Việt Nam.

* Thứ nhất Cần Giờ có nguồn thức ăn dồi dào, về lâu về dài sẽ đảm bảo nguồn thức ăn cho chim yến sinh sản và tăng trưởng tốt (vì khu vực này có rừng ngập mặn đang được bảo tồn, sẽ cung cấp một lượng lớn côn trùng là nguồn thức ăn cho chim yến).

* Thứ hai: mỗi năm chim yến sinh sản 2 - 4 lần (tùy loại yến) mỗi lần đẻ 2 trứng, thì với lượng tăng trưởng như vậy lượng yến mới cũng cần phải có chỗ trú ngụ.

* Thứ ba: chúng ta không nên đòi hỏi quá mức ví dụ như là: vừa mới làm nhà xong lại có hàng trăm, hàng ngàn con vào ở ngay, đầu tư nuôi chim yến là đầu tư về lâu về dài, nếu bạn xây dựng đúng cách và môi trường bên trong nhà yến đảm bảo đủ tiêu chuẩn (nhiệt độ từ 27-30 oC và độ ẩm từ 70 - 90%) thì chắn chắn tương lai gần sẽ có yến vào làm tổ (điều kiện là vùng đó phải có chim yến và có nguồn thức ăn cho yến).

* Thứ Tư: nhà yến sau khi làm xong cần một khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng để có thể mất mùi nhà mới (nên kiên kỵ ra vào nhà yến trong thời gian này để tránh gây ra sự bất ổn cho nhà yến mới khi yến vừa mới vào trú ngụ - rất nhiều nhà yến thất bại do yếu tố con người thích ra vào quan sát yến trong giai đoạn đầu), khi đó yến sẽ mạnh dạn vào ở và làm tổ.

* Thứ Năm: không hẳn tất cả những người xây nhà yến đều có kiến thức chuyên sâu về yến (nên thất bại là điều không thể tránh khỏi). Phải khảo sát đánh giá xem tại khu vực mình dự tính nuôi yến có yến hay không (có thể là yến rác hoặc én)

* Thứ sáu: không hẳn tất cả những người nuôi yến họ không biết sự thành công của chim yến đến muộn. Vì đầu tư nhà yến là đầu tư cho tương lai lầu dài (Mỗi nhà yến có thể cho hiệu quả kinh tế từ 30 - 50 năm). Để đánh giá một nhà yến thành công hay không phải sau 5 năm. Tuy nhiên trong năm đầu tiên chúng ta cũng không khó nhận ra điều này, đánh giá qua số lượng chim trú ngụ sau 1 năm và có bao nhiêu tổ yến hình thành.

* Thứ bảy: không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn để đầu tư nuôi chim yến như bài báo nêu trên, một nhà yến chuyên dụng trung bình không trên 1 tỷ đồng, những người bỏ ra hơn số trên chắc hẳn họ không dại dột mà bỏ ra số tiền như vậy để làm mà đã phải có bỏ ra một khoản thời gian khá dài để nghiên cứu tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư.

* Thứ tám: để thành công trong lĩnh vực nuôi yến bạn nên cân nhắc, tìm hiểu vị trí có thể nuôi yến (khảo sát, đánh giá lượng yến tại khu vực dự định nuôi yến, nguồn thức ăn cho chim yến, môi trường xung quanh v..v.), tiếp đến phải nghiên cứu kỹ xem mô hình nuôi yến như thế nào (hoặc chọn nhà tư vấn có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh vực này giúp đỡ cho bạn), cuối cùng là xây dựng một nhà yến với đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra môi trường phù hợp để chim yến có thể sinh sống và tăng trưởng bền vững.


Trên đây là ý kiến chủ quan của EkaViet,Tuy nhiên chúng tôi cũng ủng hộ chính quyền địa phương nên có những biện pháp để quản lý vấn đề này, để tránh rủi ro nhiều cho đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trãi kém hiệu quả, và để thúc đẩy ngành yến thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả trong tường lai. Bạn có thể đánh giá theo ý kiến riêng và nhận định của mình. Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về Ekaviet@gmail.com. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến của các bạn.


Nhà Yến Mô Hình Chuẩn Malaysia



Bản vẽ 3D sẽ giúp bạn có được khái niệm rõ ràng và chi tiết về mô hình chuẩn nhà yến.




Bạn muốn sỡ hữu đầy đủ chi tiết bản vẽ 3D, hãy liên hệ ngay để có giá tốt nhất.
08.6258.2488

Thứ tư, ngày 23 tháng hai năm 2011

Thành Phố Có Nuôi Được Yến Không?

Một câu hỏi của bạn Hiếu (Quận Bình Thạnh).

"Thành phố có chim yến không, và nhà mình có 1 trệt 2 lầu mình muốn dùng sân thượng và tầng hai để nuôi yến được không. Một căn nhà yến chuyên dụng thì xây dựng tốn bao nhiêu bao gồm cả trang thiết bị"

Xin trả lời bạn như sau:
1) Hiện nay ở thành phố đã nuôi được yến có khoảng trên dưới 100 căn nhà yến, tuy nhiên để biết chính xác tại địa điểm của mình có nuôi được hay không nên đặt máy để xem yến có về hay không.
2) Bạn vẫn có thể cải tạo tầng 2 và tầng thượng để dùng mục đích nuôi yến, tuy nhiên phải xem xét điều kiện xung quanh, ví dụ: mục đích sử dụng hiện tại, xung quanh nhà bạn có bị che chắn gì không, tường hiện hữu của bạn là tường đơn hay tường đôi....
video
Q.Bình Thạnh hứa hẹn sẽ là vùng đất tốt cho chim yến trú ngụ

3) Một căn nhà yến chuyên dụng bây giờ ví dụ: Diện tích đất 100m2, xây dựng theo tiêu chí 1 trệt 2 lầu, ta sẽ có tổng diện tích để nuôi yến là 300m2, giá xây dựng bao gồm trang thiết bị trung bình vào khoảng 800 triệu. Giá có thể giao động tùy vào vùng đất (đất mềm sẽ tốn nhiều vào chi phí móng, cọc...)

video
Clip khảo sát yến tại P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức

Thứ ba, ngày 28 tháng mười hai năm 2010

Thanh Gỗ Làm Tổ Cho Nhà Nuôi Yến

Thanh làm tổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm tổ của chim yến, thanh gỗ làm tổ sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc thành bại của nhà yến.
Vì vậy khi chọn thanh gỗ làm tổ cho chim yến phải thật kỹ lưỡng.

Hiện nay chúng tôi có cung cấp loại gỗ chuyên dụng (Nhập khẩu từ Malaysia) cho chim yến làm tổ - đặc biệt yến rất thích loại gỗ này.

Hãy liên hệ : 08.6258.2488 để được tư vấn.




Tư vấn miễn phí cách lắp đặt

Thứ sáu, ngày 17 tháng mười hai năm 2010

Nuôi yến trong núi nhân tạo - Một trải nghiệm thú vị



_ Thêm một trải nghiệm tuyệt vời, thú vị, và đầy thách thức: Công trình nuôi yến trong nhà -- giờ đây là trong một ngọn núi nhân tạo: Đây là công trình nuôi yến trong "Núi Nhân Tạo" trong khu du lịch thứ 2 tại Việt Nam, sau khu du lịch Đại Nam. Tuy nhiên công trình này không phải nằm ở Bình Dương mà lại nằm tại TP. Hồ Chí Minh - Tại Công Viên Nước .... vùng đất anh hùng...
_ Nơi đây có nhiều hạng mục và công trình đã và đang hoạt động.... rất hấp dẫn du khách... đặc biệt là các bạn yến của chúng ta...
Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào sau dịp tết nguyên đáng.
1.Quang cảnh từ trên đỉnh núi


2. Đảo khỉ thu nhỏ - Thật tuyệt vời khi ngắm cộng đồng khỉ từ trên cao...

3. Đang leo núi
4. Bên trong công trình đang thi công...
5. Và đây là công trình núi yến đồ sộ

Thứ tư, ngày 15 tháng mười hai năm 2010

Dự Án Nuôi Chim Yến Trên Đỉnh Tòa Nhà 18 Tầng

Mới đây Ekaviet được dịp trải nghiệm việc test Yến cho dự án nuôi Yến trên đỉnh của tòa nhà 18 Tầng, đây là lần đầu tiên chúng tôi được dịp trải nghiệm một công việc vô cùng thú vị, xin chia sẽ cùng quý bạn đọc.


Enjoy!!!!

Thứ ba, ngày 05 tháng mười năm 2010

Clip Chim Yến về tổ tại Gò Công

Bạn có tưởng tượng được rằng mỗi buổi chiều có hàng ngàn (nhiều lắm) chim yến bay về Gò Công - Tiền Giang để trú ngụ. Mọi chi tiết xin liên hệ
090843.1784 or Email: Ekaviet@gmail.com


video

Thứ sáu, ngày 01 tháng mười năm 2010

Một Số Hình Ảnh Nhà Yến Chuyên Dụng Ở Cần Giờ


Nhà nuôi chim yến chuyên dụng sẽ giúp yến mau thích nghi hơn với môi trường mới.



Công Trình Cải Tạo Nhà Ở Thành Nhà Nuôi Yến Rạch Giá - Kiên Giang

Công trình cải tạo nhà phố thành "Nhà Nuôi Yến" 600m2 tại Rạch Giá - Kiên Giang vừa được đưa vào sử dụng sau 2 tháng làm việc .... không biết mệt mỏi của Anh Em EkaViet



Vui lòng gọi 08.6258.2488 -Hotline: 0908.431.784 hoặc email: ekaviet@gmail.com

Thứ tư, ngày 18 tháng tám năm 2010

Phân biệt chim Yến và Yến Cỏ, Chim Én như thế nào?

Chim Én: là loại phổ biến ở những đồng ruộng Việt Nam, thường dễ nhận dạng với đặc điểm đuôi nhọn chẻ đôi, bay không liên tục, và đặc biệt hay đậu trên dây điện.

Yến cỏ:
có thân hình giống chim yến, cách bay lượng cũng giống chim yến, đặc điểm nhận dạng: màu đen tuyền trên phần đuôi có mảng trắng, tiếng kêu đặc biệt, làm tổ bằng rơm rác nên cũng có tên gọi là yến rác, thường làm tổ trên hiên nhà, hoặc các lam gió bên hông nhà (loài này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại trung tâm TP. HCM). Loài này không có hiệu quả kinh tế.


Chim yến:
Thân nhỏ màu xám tiếng kêu đặc trưng phát ra sóng siêu âm, làm tổ bằng nước bọt (nước giãi) tổ yến thường gọi là yến sào, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cách tốt nhất để phân biệt chim yến với lại những loài khác là dùng âm thanh gọi yến về, khi về yến sẽ lượng vòng quanh khu vực phát ra âm thanh. (Những loài khác sẽ không đến khi bật âm thanh gọi yến)


Thứ tư, ngày 11 tháng tám năm 2010

Thứ bảy, ngày 31 tháng bảy năm 2010

Thử âm thanh mới dụ chim yến về

Khảo sát và test thử âm thanh mới dụ chim yến về, hiệu quả tích cực.



For more information about this new Cd please contact:
Ekaviet@gmail.com
Tel: 0989.93.02.93
for outside Vietnam: +84.989.93.02.93

1 comment:

  1. cám ơn bạn đã chia sẻ về yến sào
    ...............................
    Mr Huy
    bán tổ yến sào giá sỉ tại TPHCH

    ReplyDelete